5 nguyên tắc phân loại vải thun bạn nên biết khi may đồng phục áo thun

5/5 - (1 bình chọn)

Nguyên tắc phân loại vải thun này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn trong việc nhận định, phân biệt các loại vải thun. Từ đó việc lựa chọn loại vải để may đồng phục sẽ dễ dàng hơn. Trên thị trường hiện nay các loại vải may áo thun rất đa dạng. Để phân biệt được các loại vải, lựa chọn loại vải phù hợp nhất không phải dễ dàng. Đồng phục Việt 24h đã tổng hợp lại 5 nguyên tắc cơ bản nhất. Giúp bạn có thể phân loại vải thun một cách dễ dàng nhất. Nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

I. Nguyên tắc dựa vào thành phần cấu tạo phân biệt các loại vải thun

nguyên tắc phân loại các loại vải thun may đồng phục
Cac chat lieu vai thun

Dựa trên thành phần cấu tạo chúng ta có thể phân thành 3 loại vải thun : Vải thun tự nhiên (Cotton, linen,bamboo sợi tre,…), Vải thun nhân tạo (PE, Airy cool,..), Vải thun pha (CVC, TC, …)

I.1 Vải thun tự nhiên

Là những loại vải có thành phần từ tự nhiên. Vì vậy chúng rất an toàn với da và thân thiện với môi trường. Đây là một trong những ưu điểm đầu tiên của các loại vải này. Ngoài ra chúng còn có các đặc tính như thấm hút mồ hôi tốt, mát mẻ, kháng khuẩn trên da,… Các loại vải kể đến như:

  • Vải cotton :

Vải được làm hoàn toàn từ sợi bông tự nhiên, có độ co dãn, thấm hút mồ hôi tốt. Đây là loại vải được lựa chọn hàng đầu để may đồng phục cho đội, nhóm.

phân loại vải
Vải cotton
  • Vải linen :

Được làm từ sợi cây lanh trong tự nhiên. Đặc tính an toàn, thân thiện cho da. Đem lại cảm giác mát mẻ, khô thoáng cho người mặc, độ thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên độ bền còn hạn chế, đễ bị nhăn, sờn khi qua thời gian dài sử dụng.

nguyên tắc Phân loại vải thun
Cây lanh trong đời sống đồng bào mông
  • Vải modal :

Vải Modal là loại chất liệu tơ sợi với thành phần chính từ gỗ của cây sồi. Nguồn gốc loại cây này có đặc trưng tự chống lại sâu bọ, côn trùng tự nhiên, có khả năng kháng khuẩn.

Chất liệu vải T-shirt
Chất liệu vải T-shirt nguồn gốc từ cây sồi
  • Vải bamboo sợi tre :

Được làm từ sợi của những cây tre. Có tính ưu việt vượt trội trong các loại vải thun. Khả năng thấm hút mồ hôi tốt, mềm mịn, mát mẻ khi mặc, chống được cả tia UV.

nguyên tắc phân loại vải áo thun
Nguyên tắc phân loại vải áo thun Vải Bamboo sợi tre
  • Vải sợi cà phê :

Được làm từ bột bã cà phê. Thân thiện với môi trường. Sở hữu nhiều công năng ưu việt. Độ thấm hút mồ hôi cao, khử được mùi hôi, chống tia cực tím hiệu quả. Là loại vải thích hợp để may đồng phục cao cấp, đồng phục thể thao,…

nguyên tắc phân loại vải áo thun
Vải sợi cà phê được làm tự bã cà phê

I.2 Vải thun nhân tạo

vải áo thun
Vải PE

Là vải Sợi nhân tạo hay còn có tên gọi là sợi tổng hợp. Đây là loại sợi được con người nghiên cứu và tạo ra bằng hóa chất trong các nhà máy, hoàn toàn không phụ thuộc vào nguồn gốc tự nhiên.

Sợi nhân tạo là loại sợi phổ biến nhất hiện nay trong ngành may mặc. Loại vải sợi này đang ngày càng được ưa chuộng bởi những ưu điểm vượt trội, tính ứng dụng cao và giá thành lại cực kỳ rẻ.

Một vài loại vải sợi nhân tạo như :

  • Vải thun Polyester :

Là loại vải được dệt từ 100% sợi polyester. Vải PE được tổng hợp từ hai nguyên tố là Acid và rượu công nghiệp. Từ phản ứng hóa học giữa Acid và rượu.

  • Vải Airy cool :

Là loại vải có tính năng vượt trội, được nghiên cứu hoàn toàn trong phòng thí nghiệm. Được mệnh danh là vải công nghệ của tương lai.

Vải Airy cool
Vải Airy cool

Để hiểu rõ hơn về loại vải này vui lòng đọc bải viết Vải Airy cool chất liệu vải công nghệ của tương lai bạn có biết ?

I.3 Vải thun pha

vải thun
Vải pha

Là các loại vải thun được tạo nên từ việc pha trộn các chất liệu. Từ đó hình thành các loại vải có đặc tính mới. Sao cho phù hợp với công năng, mục đích sử dụng đa dạng của con người.

Điểm qua các loại vải pha như pha trộn giữa Cotton và PE (polyester), Spandex,…

  • Vải CVC :

Là một loại vải pha trộn giữa 65% cotton và 35% PE. Giúp vẫn giữ được độ thấm hút mồ hôi tốt, lại dẻo dai, độ bền cao hơn do có chưa Polyester. Đặc biệt giá thành lại rẻ hơn Cotton 100%

  • Vải TC :

Loại vải này chứa 65% PE và 35% Cotton. Vải có độ bền cao, không dễ nhăn và có độ thấm hút mồ hôi vừa phải. Giá thành rẻ do có chứa nhiều Polyester.

  • Vải Lycra :

Là vải có chứa thành phần từ cotton (hoặc từ poly). Được pha với sợi Spandex nên có khả năng kéo giãn cao. Vì thế vải thun lycra được ứng dụng trong may mặc đồng phục áo thun thể thao. Vải Lycra rất mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt, độ bền cao.

Vải thun cá mập
Vải thun cá mập

II. Nguyên tắc phân loại vải thun dựa trên độ co giãn

Phân loại vải thun dựa trên độ co giãn của vải rất quan trọng. Dù là bạn chọn vải may áo thun đồng phục cho mục đích làm việc văn phòng hay chơi teambuilding, vận động nhiều thì cũng phải đều cân nhắc đến độ co giãn của vải áo. Thông thường, có 2 loại vải co giãn bạn cần xem xét khi lựa chọn. Đó là thun 4 chiều và thun 2 chiều.

II.1 Vải thun co giãn 4 chiều

chất liệu áo thun
Vải thun 4 chiều

Vải thun 4 chiều là loại vải có độ co giãn cực kỳ tốt. Đây là loại vải co giãn được theo cả 4 theo chiều. Bạn có thể kéo nó theo chiều nào cũng được, dù kéo lên hay kéo xuống, sang trái hay sang phải thì nó cũng tự động trở về form ban đầu của chúng. Loại vải này có độ bền cao, tạo sự thoải mái cho người mặc. chính vì thế giá thành của chúng hơi đắt. Đây là loại vải may áo thun đồng phục được nhiều đơn vị lựa chọn.

II.2 Vải thun co giãn 2 chiều

chất liệu áo thun
Vải thun co giãn 2 chiều

Loại vải này chỉ co giãn được theo chiều ngang hoặc chiều dọc, thường là chiều ngang hơn là chiều dọc. Mức độ đàn hồi và co giãn của loại vải thun 2 chiều đương nhiên là thấp hơn so với loại vải thun 4 chiều do đó nó không mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc bằng loại vải 4 chiều. Tất nhiên là giá thành của nó cũng thấp hơn loại vải thun 4 chiều khá nhiều như đã đề cập ở trên.

III. Nguyên tắc phân loại dựa trên tỷ lệ % cotton và Polyester của vải áo thun

Một nguyên tắc cần lưu ý nữa khi phân biệt vải may áo thun đó là tỷ lệ của cotton và PE của vải. Yếu tố này sẽ cho bạn biết được độ thoải mái, thoáng mát, chất lượng của vải như thế nào. Dưới đây là một số dòng vải thích hợp để bạn may đồng phục.

III.1 Phân loại vải thun Thành phần vải có 100% chất liệu là sợi bông tư nhiên.

chất liệu áo thun
Vải 100% cotton

Ưu điểm: Là loại vải mềm mịn, hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt rất tốt nên mang lại sự thoải mái, thoáng mát cho người mặc. Rất thích hợp để may đồng phục cho những nhân viên thường phải hoạt động mạnh hay làm việc ngoài trời.

Nhược điểm: Loại vải này có mức giá cao nhất so với các loại vải khác

III.2 Vải CVC 65% cotton, 35% Polyester

phân loại vải may áo thun
Vải thun CVC

Ưu điểm: Có độ hút ẩm khá tốt do có thành phần sợ cotton khá cao, form vải cứng cáp hơn, ít bị nhăn hơn, có độ bền cao hơn và giá thành thấp hơn so với các loại vải cotton 100%. Cảm giác thoáng mát kém hơn vải thun 100% cotton nhưng không đáng kể.

III.3 Vải TC 35% cotton, 65% Polyester

phân loại vải may áo thun
Vải TC

Ưu điểm: Vải có độ bền cao, hầu như không nhăn và giá thành khá thấp.
Nhược điểm: Do tỉ lệ cotton thấp và PE cao nên độ hút ẩm và độ thấm hút mồ hôi kém hơn so với 2 kiểu vải ở trên, vải mặc khá nóng nếu người mặc phải lao động mạnh hoặc làm việc ngoài trời.

III. 4 Vải cotton bee ngoài thành phần cotton còn có 27% Polyester và 3% sợi độc quyền.

phân loại vải may áo thun
Vải cotton bee nguyên liệu may áo thun mới

Cotton bee CVC là loại vải có kết cấu hình tổ ong vừa bền chắc vừa mềm mại, thoáng mát, không nhăn, không bai dão giúp form áo luôn đẹp.

Cotton bee khắc phục mọi nhược điểm của các loại vải may đồng phục hiện có trên thị trường. Có thể chống được cả tia UV. Ngoài ra độ bền của vải rất cao và không dễ bị phai màu hay bai nhão.

III.5 Vải Polyester (PE)

phân loại vải may áo thun
Polyester

Ưu điểm: Vải này cho form áo cứng cáp, đẹp, lịch sự cho người mặc. Có độ bền cao, khó phai màu. Đặc biệt có giá thành thấp.

Nhược điểm: Khả năng thấm hút mồ hôi kém, gây cảm giác nóng cho người mặc. Khi lựa chọn loại vải này làm vải may áo thun đồng phục cho công ty, bạn nên cân nhắc độ thoải mái của chúng.

IV. Phân loại vải thun dựa trên cách thức dệt vải

Là một tiêu chí rất quan trọng để phân loại vải thun. Trong đó vải thun cơ bản nhất là kiểu dệt Single (vải thun trơn), dệt kiểu cá sấu và dệt kiểu cá mập. Ngoài ra còn có những kiểu dệt khác như : dệt kiểu da cá, dệt kiểu mè (vải thun mè).

Dựa vào mắt thường khi xem xét kĩ ta hoàn toàn có thể phân biệt được 3 loại vải thun được dệt bởi 3 kiểu dệt khác nhau đó là vải thun trơn, vải thun may áo polo (vải cá sấu, vải cá mập) và vải thun lạnh.

IV.1 Phân loại vải thun trơn

Vải thun trơn
Vải thun trơn

Vải thun trơn được dệt theo kiểu đơn,các sợi vải được dệt theo 1 chiều. Là loại vải được khách hàng lựa chọn mua nhiều nhất trên thị trường có ưu điểm đơn giản nhưng dễ mặc, dễ phối đồ. Loại vải này bên ngoài rất láng mịn, đẹp, có tính thẩm mỹ cao được dùng để may đồng phục áo lớp.

IV.2 Phân loại vải thun may áo polo

áo thun đồng phục lớp polo vải
áo thun đồng phục lớp polo vải
  • Thun cá sấu : Đây là loại vải khác biệt so với vải thun trơn, có mắt lưới dệt lớn hơn áo thun trơn và đan nhau như xích chứ không mịn láng. Loại vải thun này có nguồn gốc từ thương hiệu thời trang Lascoste, với biểu tượng là hình con cá sấu. Vì vậy loại vải này có tên là vải cá sấu hay còn gọi là vải lascoste.
chất liệu vải áo thun lascoste
vải cá sấu 4 chiều
  • Thun cá mập : Kiểu dệt tương tự như vải thun cá sấu nhưng mắt lưới to hơn, bề mặt vải không được mịn,chất vải thô, nhám, ít độ co giãn. Chính vì thế loại vải này có giá thấp hơn so với vải thun cá sấu.
Vải thun cá mập
Vải thun cá mập

IV.3 Vải thun lạnh

Vải thun lạnh
Vải thun lạnh

Được dệt đơn giản nhất, chỉ tạo ra 1 mặt trái và 1 mặt phải. Vải thun lạnh mịn, trơn, bóng loáng, không nhăn và không có lông. Khi sờ tay vào có cảm giác mát lạnh.

V. Phân loại vải dựa trên bề mặt của vải

Tùy theo kiểu dệt mà những sợi vải sẽ tạo nền những bề mặt vải khác nhau. Bề mặt vải may áo thun cũng là nguyên tắc khi phân loại vải may áo thun bạn không nên bỏ qua. Bởi bề mặt vải ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của chiếc áo. Xét theo tiêu chí bề mặt vải thì áo thun có thể điểm qua một vài loại vải sau đây :

V.1 Phân loại vải thun cá sấu

Vải lascote may đồng phục
Vải Lascotse may đồng phục áo thun

Vải thun cá sấu là loại vải có bề mặt nhám, không được mịn, được dùng phổ biến để may áo polo ( áo có cổ). Loại vải này được dệt theo kiểu mắt xích nên tạo thành các ô lưới trên bề mặt áo. Ưu điểm của loại vải này là khả năng thấm hút tốt, co giãn tốt mang đến giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc.

V.2 Phân loại vải thun cá mập

Vải thun cá mập
Vải thun cá mập

Vải thun cá mập thoạt nhìn thì giống với với vải thun cá sấu nhưng không, vải thun cá mập thì các mắt lưới đó to hơn vải cá sấu. Vì thế nên bề mặt vải nhám hơn, không có độ mịn, nhẵn, chất vải thô hơn, cứng hơn lại không có độ đàn hồi tốt như vải cá sấu. Giá thành vải cá mập cũng rẻ hơn.

V.3 Vải thun hạt mè

Vải hạt mè
Vải thun hạt mè

Vải thun hạt mè cũng là 1 loại thuộc dòng thun lạnh. Trên bề mặt vải được đục lỗ như hình hạt mè. Do tính chất vải mặc mát và giá thành cũng không cao. Vì thế nên thường được nhiều khách hàng chọn lựa may đồng phục.

V.4 Vải thun CD muối tiêu

Vải thun CD muối tiêu
Vải thun CD muối tiêu

Là loại vải thun 4 chiều. Một sản phẩm được nghiên cứu và phát triển để trở thành một loại vải thun chuyên sâu trong sản xuất quần, áo thun thể thao, đồng phục thể thao có độ co giãn cao.

V.5 Thun da cá

Vải da cá
Vải da cá

Phân loại các loại vải thun da cá là loại vải bên ngoài nhẵn mịn. Nhưng bên trong có hình vảy cá. Loại vải này được dệt bằng cách đan chéo các sợi vải lại với nhau. Chính nhờ vậy mà vải có khả năng thoáng khí, mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Vải da cá được đánh giá cao về chất lượng. Được sử dụng để may đồng phục áo thun phổ biến hiện nay.

V.6 Vải thun Viscose

nguyên tắc phân loại vải may áo thun
Vải thun Viscose

Thành phần chính trong vải thun Viscose là 92-95% Rayon kết hợp 5-8% sợi Spandex tạo độ thấm hút mồ hôi cao, thoáng mát cho người mặc.

V.7 Phân loại vải thun cát

VẢi thun cát
Vải thun cát

Thun cát có cấu tạo từ 92% Poly và 8% Spandex. Ưu điểm của loại vải này là không xù lông, chất vải dày dặn, deot dai, thông thoáng, thoải mái khi di chuyển. Loại vải này thích hợp để may váy đầm hoặc đồ bộ cho phái nữ. Chất liệu của vải đẹp, toát lên sự sang trọng.

V.8 Vải thun Sẹc xây

Vải thun sẹc xây
Vải thun sẹc xây

Vải sẹc xây(hay còn gọi là vải thun Jersey) là vải thun 2 chiều. Chất liệu vải mỏng mịn, có độ co giãn tốt, được sử dụng nhiều để may quần áo thể thao, đồng phục,…

Trên đây là những tổng hợp tâm huyết của Đồng phục Việt 24h về các nguyên tắc phân loại vải thun đồng phục phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Nhằm giúp cho khách hàng có thể phân biệt được các loại vải nhanh nhất. Hi vọng sẽ là những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Có thắc mắc về đồng phục vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé. Các bài viết về áo thun sẽ được cập nhật mỗi ngày tại chuyên mục Tư Vấn 24h.


Mua hàng có sẵn tại: Đồng phục áo thun bán sẵn

Tham khảo hình ảnh đồng phục áo thun đẹp tại: Đặt may đồng phục

Website công ty: Đồng phục Việt 24h

Fanpage: FB Đồng phục Việt 24h

Tham khảo các bài viết hấp dẫn của chúng tôi

Top 9 Vải may đồng phục áo thun chất lượng nhất hiện nay bạn nên biết

Thế nào là mẫu đồng phục áo thun quán cà phê đẹp ?

1001 Mẫu áo thun công nhân  mới nhất gợi ý cho năm 2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *