Kỹ thuật in lụa sử dụng trong in áo thun đồng phục hiện nay

5/5 - (1 bình chọn)

In lụa trên áo thun là phương pháp in không còn xa lạ. In lụa đã được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc đồng phục bởi vì nó có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp in khác. Đặc biệt trong may mặc đồng phục, phương pháp in này đã cho ra đời những sản phẩm in đẹp mắt, độc đáo trên áo thun đồng phục, được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Bài viết dưới đây Đồng phục Việt 24h sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin thú vị về kỹ thuật in này. Mời các bạn cùng theo chúng tôi khám phá nhé.

I. Sơ lược về kỹ thuật in lụa là gì?

In lụa
In lụa

I.1 In lụa là gì?

In lụa là một dạng trong kỹ thuật in ấn. In lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới.

Quá trình in lụa là quá trình thủ công phức tạp, yêu cầu sự chính xác và kỹ thuật cao. In lụa được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp may mặc và trang trí nội thất.

In lụa được thực hiện theo nguyên lý giống như in dầu mực trên giấy nến có nghĩa là chỉ có một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu ở những chỗ cần in, còn những chỗ không cần in sẽ được bịt lại bằng hóa chất chuyên dụng, không cho mực thấm qua.

I.2 Nguyên lý hoạt động của in lụa trên vải

kỹ thuật in lụa trên áo thun
kỹ thuật in lụa trên áo thun

Kỹ thuật in lụa trên vải cũng giống như kỹ thuật in dầu trên giấy nến. Nghĩa là một phần mực được thấm qua màn hình. Phương pháp có thể được thực hiện trên máy in hoặc hoàn toàn thủ công.

In lụa trên vải bằng máy

Mực in sẽ được đổ lên khung in và chỉ một phần mực thấm qua lưới. Để in các họa tiết hình ảnh, logo, chữ, v.v. lên quần áo. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì trước đó, các tấm lưới khác đã được hàn kín bằng các loại hóa chất đặc biệt.

In lụa trên vải thủ công

Để thực hiện thủ công, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao. Khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ trong từng thao tác, trình tự thực hiện

Đầu tiên, khung in sẽ được làm sạch bằng giẻ thấm dầu hoặc xăng. Nếu vẫn chưa sạch, chúng ta có thể dùng xăng xinclohexanol để tẩy. Sau đó, khung in sẽ được làm khô hoàn toàn.

Khung in sẽ được quét một lớp nhạy sáng sau đó tiếp tục sấy khô. Kỹ thuật viên sẽ đặt phim lên bản in lụa và tiến hành đặt bản in lên cùng một mặt với bản in thật.

Tuy nhiên vải in phải được đặt bên dưới hình in. Phim và lưới in được sấy và sấy khô. Lúc này, người thợ lành nghề sẽ đổ mực lên khung in một cách cẩn thận nhất. Cùng với lượng vừa đủ, không quá ít hay quá nhiều.

Tiếp theo, họ sẽ kéo bản nháp thử để kiểm tra chất lượng mực và mẫu in xem có đạt điều kiện hay không. Nếu thành công, nó sẽ in trên nền vải và khô tự nhiên. Cuối cùng, bạn đã có một sản phẩm mong muốn rồi.

II. Tại sao lựa chọn in lụa trên áo thun đồng phục

In trên áo thun đồng phục
In trên áo thun đồng phục

Màu sắc nổi bật, bắt mắt, cho ra thành phẩm đẹp: Với kỹ thuật in này tạo ra những hình ảnh đẹp mắt, rõ nét, đánh vào thị giác của người nhìn. Đây là một trong các ưu điểm của in lụa mà nhiều khách hàng lựa chọn để in áo thun.

Tạo ra sản phẩm có độ bền cao, thời gian sử dụng lâu hơn: áo thun là loại áo dễ sử dụng. Dễ phối đồ trong nhiều hoàn cảnh như mặc đi học, đi chơi, ở nhà hay làm đồng phục công ty. Với tần suất sử dụng nhiều như vậy, việc sử dụng in lụa sẽ giúp áo được bền màu hơn, lâu bong tróc, phai màu, kéo dài tuổi thọ của áo.

Tiết kiệm chi phí in ấn: Mặc dù kỹ thuật in này được thực hiện bằng cách thủ công nhưng thời gian in nhanh hơn lại in với số lượng lớn nên sẽ có giá thành rẻ hơn so với các phương pháp in khác.

Độ sắc nét cao: Quá trình in lụa đòi hỏi một mức độ chính xác và kỹ thuật cao. Cho phép tạo ra các họa tiết và chi tiết với độ sắc nét cao hơn so với các phương pháp in khác.

Tính thẩm mỹ cao: In lụa cho phép tạo ra các họa tiết và chi tiết có độ chính xác cao, đẹp mắt và sáng tạo, giúp đồng phục trở nên độc đáo và thu hút sự chú ý.

III. In lụa trên áo thun cần chuẩn bị những gì?

Vật liệu in
Vật liệu khuôn in

Vật liệu cần in

Vật liệu cần in là những gì mà bạn muốn in lên đó. Chẳng hạn như áo thun, giấy, thủy tinh, kim loại, thiệp cưới,mặt đồng hồ, gạch men…

Khuôn in

Khuôn in là một cái khung dùng để in, được làm bằng gỗ, có hình chữ nhật hoặc hình vuông tùy vào vật liệu cần in. Khuôn in được dùng để định vị lưới in, là nơi chứa mực in, cho mực in đi qua và thẩm thấu lên vật liệu cần in.

Phần Lưới in

Phần lưới in được làm bằng chất liệu tơ lụa hoặc chất liệu bất kỳ. Nó gồm 2 phần: Phần cho mực in đi qua ( phần tử in)  và phần không cho mực in đi qua( phần tử không in).

Mực in

Mực in
Mực in trên lụa

Là chất liệu in, có độ dẻo sền sệt chứ không lỏng như các loại mực khác để in lên vật liệu cần in. Mực in được sản xuất theo từng màu cơ bản và được tách riêng từng màu riêng biệt. Khi in, người thực hiện sẽ dùng các màu này trộn lại với nhau theo tỷ lệ nhất định để tạo ra tone màu mà họ mong muốn.

Thanh gạt

Thanh gạt là một vật liệu không thể thiếu khi sử dụng kỹ thuật in lụa. Thanh này được làm bằng gỗ, có độ dài khác nhau tùy vào khuôn in. Công dụng của thanh này là dùng để gạt đều mực in để nó thấm qua lớp lưới in , thẩm thấu qua vật liệu cần in.

Bàn in

Bàn in là nơi để đặt và cố định vật liệu cần in. Để vật liệu cần in không bị di chuyển, gây khó khăn trong quá trình in lụa thì người ta sẽ tráng một lớp keo lên mặt bàn để cố định mặt bàn với vật liệu cần in.

IV. Quá trình in lụa trên áo thun diễn ra như thế nào?

Bước 1: Phân tích file thiết kế

  • Đây là bước đầu tiên trong quy trình in lụa trên áo. 
  • Để có được một sản phẩm in tốt nhất thì nên thiết kế đơn sắc
  • Với mỗi màu in, chúng ta nên xuất ra từng bản phim trong suất phân biệt màu với nhau
  • Sử dụng phần mềm Corel Draw hoặc Ai để thiết kế. 
In lụa cần trải qua nhiều công đoạn
In lụa cần trải qua nhiều công đoạn
Bước 2: Chuẩn bị khung, pha keo

Đầu tiên, người thợ sẽ chuẩn bị khung in. Sau đó sẽ tiếp tục pha keo PVA, keo cần có độ sệt nhất định để có thể đạt được hiệu quả cao khi phủ lên bề mặt lưới in.

Bước 3: Chụp phim, tạo khuôn in

Ở bước này, người làm sẽ dùng keo tráng kín bề mặt lưới in và đem sấy khô. Tiếp đến là tiến hành chụp phim lên lưới in bằng cách đặt bảng phim lên lớp keo của khuôn và chụp dưới ánh nắng mặt trời hay dưới ánh đèn trắng.

Sau 2 – 3 phút, thợ in sẽ lấy khuôn in ra xịt nước. Những vị trí vừa chụp phim, lớp keo sẽ bị rửa trôi và mực in sẽ dễ thấm qua. Mỗi màu sẽ dùng 1 bảng phim khác nhau để thực hiện nhiều lượt in.

Bước 4: Pha mực

Bước này sẽ áp dụng những hình in pha màu. Thợ sẽ dùng những màu cơ bản tiến hành pha trộn tạo được màu mực đúng với hình cần in.

Bước 5: Tiến hành in

Tiến hành in ấn, người làm sẽ cố định vật liệu lên bàn in bằng lớp keo → Đặt khuôn vào vị trí → Cho mực lên và kéo thanh gạt cho mực in thấm qua lưới → Lặp lại ít nhất 2 lần để mực bám đều lên bề mặt.

Bước 6: Sấy khô hoặc phơi thành phẩm

Sau khi có được thành phẩm, thợ in sẽ tiến hành sấy khô. Phơi từ 12 – 48 tiếng để hình in được khô và bám chặt vào bề mặt.

V. Hạn chế của kỹ thuật in lụa

In trên áo thun
In trên áo thun

Mỗi màu in được xuất ra một bản phim khác nhau nên khá tốn kém

Nếu sử dụng loại mực in không tốt dễ dẫn đến tình trạng bong tróc, nứt gãy hình in

Chỉ in tốt đối với những màu cơ bản, những màu đơn sắc, còn những màu được trộn hỗn hợp khó bền màu

Mực in lụa chỉ bám được trên các vật liệu có bề mặt nhám, còn những vật liệu trơn bóng, nhẵn phải sử dụng loại mực in tốt mới đảm bảo được độ bám dính của mực

Tốn khá nhiều thời gian và thời gian chờ đợi cũng lâu do phải trải qua nhiều công đoạn

Mực  in bám chặt, khó giặt tẩy nên cần cẩn thận trong quá trình in ấn để tránh tình trạng bị lem

Để thiết kế được bảng phim đẹp đòi hỏi ở bước phân tích file thiết kế phải kỹ càng, nếu file ảnh không thể thiết kế bằng phần mềm thì buộc phải vẽ bằng tay

VI. Nên chọn công nghệ in lụa áo thun nào là phù hợp

Xưởng in
Xưởng in

Mỗi tổ chức, mỗi nhóm khách hàng sẽ có trong mình những định hướng về mẫu in, cách in và chất lượng mẫu in khác nhau, người ưa thích đơn giản, người lại thích cầu toàn. Do đó, xét về độ phù hợp của công nghệ in lụa áo thun thì còn phải xét nhu cầu và sở thích của từng nhóm khách hàng.

  • Xét trên phương diện cách thức sử dụng khuôn in thì có những kiểu in sau: Sử dụng bàn in thủ công, sử dụng máy in tự động hoặc sử dụng bàn in có cơ khí hóa một vài thao tác
  • Xét trên phương diện phương pháp in, ta chia thành những kiểu sau: In kiểu trực tiếp, in kiểu phá gắn và in kiểu dự phòng
  • Xét trên phương diện hình dạng khuôn in thì ta chia thành những kiểu sau: in trên hình dạng khuôn lưới phẳng hoặc in trên hình dạng khung lưới trong kiểu thùng quay.

Trên đây là toàn bộ tổng hợp về kỹ thuật in lụa trên áo thun của Đồng phục Việt 24h. Hi vọng sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho quý bạn đọc. Vui lòng liên hệ chúng tôi khi có nhu cầu đồng phục, để được tư vấn và hỗ trợ chu đáo hơn nhé. Xin cảm ơn.


ĐỊA CHỈ CỦA ĐỒNG PHỤC VIỆT 24H: Tầng 3, Số 627 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Website công ty: Đồng phục Việt 24h

Fanpage: FB Đồng phục Việt 24h

Mua đồng phục có sẵn tại đây: Đồng phục may sẵn

Báo giá đồng phục: Báo giá đồng phục

Tham khảo chọn mẫu áo thun: Đặt may áo thun

Tham khảo các bài viết nội dụng đặc sắc

1001 Slogan không đụng hàng dành cho áo lớp

Những lưu ý khi thiết kế đồng phục áo thun may sẵn

Những điều cần lưu ý khi thiết kế đồng phục áo thun cho doanh nghiệp 2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *